Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, trải nghiệm khách hàng và đặc biệt là khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp nhỏ với số vốn ít và khả năng đầu tư vào công nghệ còn hạn chế, họ nên làm gì để chuyển đổi số?
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách sử dụng các công nghệ số. Mục tiêu của chuyển đổi số là nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý, nhân viên và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.
Những điều cần lưu ý khi chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Theo nghiên cứu chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 của SME Group, gần một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được khảo sát cho biết họ “hiện đang có kế hoạch tham gia vào hoạt động giúp họ thích nghi và chuyển đổi số doanh nghiệp vì một tương lai số” và khoảng 75% các công ty được khảo sát đồng ý rằng công nghệ số đang tác động đến cách họ kinh doanh.
Trên thực tế, 42% các doanh nghiệp SME hiện coi chuyển đổi số là một thành phần cốt lõi trong chiến lược của tổ chức, và các nhà lãnh đạo kỹ thuật số đang tăng gấp đôi hiệu suất của độ trễ kỹ thuật số. Ngoài ra, 82% SME đã thực hiện một số mức độ chuyển đổi số trong tổ chức của họ.
Tác động của chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trải nghiệm trên thiết bị di động
Khách hàng ngày càng mong đợi nhiều hơn ở những trải nghiệm trên thiết bị di động.
Khách hàng ngày càng quan tâm đến trải nghiệm trên thiết bị di động
Theo một nghiên cứu, 40% của tất cả các tìm kiếm di động là dành cho các doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra, 60% sẽ không truy cập hoặc giới thiệu doanh nghiệp sau khi gặp sự cố với trang web di động được thiết kế kém.
Do đó, tối ưu hóa cho thiết bị di động rõ ràng rất quan trọng. Tuy nhiên, 47% doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có trang web hoặc ứng dụng thân thiện với thiết bị di động.
Tự động hóa
Tự động hóa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện một loạt các quy trình hoạt động hoàn toàn tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Một ví dụ của tự động hóa là tạo email xác nhận đơn hàng sau khi khách hàng hoàn thành giao dịch mua hàng trực tuyến, hoặc hướng dẫn khách hàng xử lý sự cố khi có báo cáo lỗi.
Ứng dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thường không chú ý đầu tư vào các ứng dụng công nghệ được sử dụng tại văn phòng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phần mềm này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với những cách quản lý truyền thống.
Các hoạt động như báo cáo, nhắc lịch, quản lý tài liệu,… có thể được thực hiện nhanh chóng chỉ với vài thao tác đơn giản trên các ứng dụng quản lý. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể loại bỏ các hoạt động dư thừa, gia tăng hiệu quả và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.
AI hỗ trợ quản lý khách hàng
Hồ sơ thông minh được hình thành bởi phân loại khách hàng tự động và phân khúc giúp các công ty xác định khách hàng tốt nhất của họ. Những hồ sơ này cũng giúp cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, giúp họ luôn cảm thấy vui vẻ và trung thành.
Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trao quyền cho nhân viên sử dụng dữ liệu
Dữ liệu là chìa khóa giúp thúc đẩy những quyết định kinh doanh chính xác. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên phân quyền cho phép nhân viên của mình trích xuất và khai thác thông tin tài liệu doanh nghiệp thay vì hạn chế họ. Điều này có thể giúp nhân viên nắm rõ hơn về các hoạt động, khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
Việc cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu cũng là cách thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân, bộ phận, từ đó gia tăng tính liên kết. Ngoài ra, khi cần cung cấp thông tin cho khách hàng, nhân viên cũng không cần tốn quá nhiều thời gian để xin thông tin từ cấp quản lý hay bộ phận khác.
Ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc lựa chọn một phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo nâng cao hiệu suất công việc và tiết kiệm chi phí đầu tư.
Nhờ sử dụng phần mềm mà nhân viên có thể giao tiếp và làm việc trực tuyến 24/7
Một ứng dụng phù hợp, một nền tảng tự động hóa doanh nghiệp thông minh cần đảm bảo các yếu tố sau:
-
Quản lý toàn bộ hệ thống quy trình doanh nghiệp trên nền tảng số.
-
Quản lý tài liệu chuyên nghiệp.
-
Khai thác dữ liệu nhanh chóng.
Đảm bảo tính liền mạch của hệ thống
Hầu hết các giải pháp chuyển đổi số đều nhằm mục đích hợp lý hóa các hoạt động, tự động hóa quy trình công việc, tăng hiệu quả và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Điều quan trọng là tất cả các hệ thống phải được đảm bảo liên lạc với nhau một cách liền mạch.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tích hợp các phần mềm (quản lý tài chính, dịch vụ khách hàng, quản lý nhân sự), vào cùng một hệ thống nền tảng để tránh việc phân mảnh công việc và giúp các bộ phận tương tác chặt chẽ với nhau hơn, tăng cường hợp tác giữa các bộ phận và xây dựng một tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm.
Kết luận
Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động suy thoái, chuyển đổi số là một điều cần thiết. Rất ít tổ chức có thể đảm bảo việc kinh doanh bền vững và phát triển nếu không có một kế hoạch chuyển đổi số cụ thể và ứng dụng lợi thế của công nghệ số. Chính vì vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sớm vạch ra một kế hoạch chuyển đổi số đường dài để doanh nghiệp theo kịp với xu thế phát triển của thời đại 4.0 hiện nay.